3 trang thương mại điện tử

Cùng N&H Logistics tìm hiểu về 3 kênh thương mại điện tử thịnh hành hiện nay mà các doanh nghiệp, nhà bán hàng nên phát triển chiến lược từ hôm nay. 

3 kênh thương mại điện tử thịnh hành trên thế giới

Amazon

Amazon là một công ty công nghệ của Mỹ được thành lập vào năm 1994. Ban đầu công ty khởi đầu là một thị trường bán sách trực tuyến. Tuy nhiên, Amazon đã phát triển để trở thành chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới.

Theo Statista, Amazon US đã có tới 2.200 lượt truy cập hàng tháng (thiết bị di động và máy tính để bàn) vào tháng 2 năm 2023 và cho đến nay đây là trang web Thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất ở Hoa Kỳ.

Ngoài Mỹ, Amazon còn hoạt động tại 19 quốc gia khác là Úc, Áo, Trung Quốc, Brazil, Canada, Ai Cập, Đức, Ấn Độ, Ý, Pháp, Cộng hòa Séc, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, UAE , Vương quốc Anh và Singapore.

Amazone là một trong những mạng lưới lớn nhất hiện nay

Amazone là một trong những mạng lưới lớn nhất hiện nay

Ebay

eBay là một trang web mua sắm trực tuyến nổi tiếng với các phiên đấu giá cho người tiêu dùng. Sàn thương mại điện tử này cũng cực kỳ phổ biến cho các thương nhân bán hàng trên ebay và bán buôn trên ebay và eBay có sẵn ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm có sẵn trong khu vực địa phương bằng cách nhập mã zip. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm có sẵn trên toàn quốc hoặc quốc tế.

Rakuten

Rakuten,Inc. là công ty thương mại điện tử và internet hàng đầu tại Nhật Bản được thành lập vào năm 1997 và được điều hành bởi Hiroshi Mikitani. Rakuten có trụ sở chính tại Tokyo và là một trong những công ty internet, thương mại điện tử lớn nhất thế giới cạnh tranh trực tiếp cùng Amazon, Ebay…

Kênh Rakuten bán nhiều loại sản phẩm tiêu dùng từ đồ điện tử đến đồ chơi và đồ dùng gia đình, phim ảnh đến các sản phẩm may mặc và các sản phẩm chăm sóc da. Trang web cũng có chương trình khách hàng trung thành để truyền cảm hứng cho những khách hàng quay lại trang web và người mua sẽ có các khuyến mại hàng ngày giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền bạc cho sản phẩm họ yêu thích.

3 kênh thương mại điện tử thịnh hành tại Việt Nam

Shopee

Shopee, một công ty của Sea, là nền tảng mua sắm trực tuyến hàng đầu có nguồn gốc từ Singapore vào năm 2015 trước khi mở rộng ra quốc tế. Công ty lần đầu tiên ra mắt tại bảy quốc gia trong khu vực, bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Giờ đây, nó cũng được sử dụng ở một số quốc gia chọn lọc ở Châu Mỹ Latinh và Châu Âu và có sự hiện diện mới ở Ấn Độ..

Shopee là một trong những sàn thương mại nổi bật tại Việt Nam

Shopee là một trong những sàn thương mại nổi bật tại Việt Nam

Đây là thị trường điện tử được coi là vững mạnh và xu hướng người dùng ổn định nhất tại Việt Nam hiện tại. Tại Shopee, người mua lẫn người bán đều có thể tìm kiếm tất tần tật sản phẩm cần mua, bán như: quần áo, giày dép đến cả thực phẩm, dịch vụ,… Phải thừa nhận về việc tiện lợi cũng như chính sách tốt cho người mua lẫn người bán, Shopee trở thành thị phần sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam trong năm 2023

Lazada

Lazada ra mắt tại Việt Nam vào năm 2012, thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Alibaba. Tính đến thời điểm hiện tại, Lazada đã có mặt tại nhiều quốc gia như Philipin, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Malaysia. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Metric.vn, Lazada chiếm khoảng 20% thị phần TMĐT tại Việt Nam.

Trang thương mại điện tử Lazada có các ưu điểm như:

  • Chủ shop có thể kinh doanh đa dạng các loại ngành hàng như điện tử, thời trang, gia dụng, mỹ phẩm, sức khỏe, điện tử,… 
  • Tất cả các tiện ích mua hàng, thanh toán, vận chuyển, chăm sóc khách hàng đều có quy trình chuyên nghiệp. 
  • Fanpage hơn 32 triệu người theo dõi với việc tổ chức nhiều buổi livestream, minigame, chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng. 

Lazada tạo nên trang TMĐT trung gian cho phép các shop trưng bày và giới thiệu hàng hóa dễ dàng. Đồng thời, trang này có nhiều tính năng dành cho các chủ shop.

TikTok Shop

Tiktok Shop là một gian hàng được tích hợp trên nền tảng của Tiktok, khi người dùng xem video sẽ có một giỏ hàng góc bên trái màn hình hoặc trong trang cá nhân và chỉ cần nhấp vào đó sẽ có 1 đường link dẫn tới sản phẩm, khách hàng mua trực tiếp trên link đó mà không cần thoát sang ứng dụng khác như trước kia. Các sản phẩm của người bán được giới thiệu cho người dùng Tiktok thông qua các video, livestream, link bio trong trang cá nhân của họ. Người mua click vào và thấy đầy đủ thông tin về sản phẩm như giá cả, lượt đánh giá, lượt mua,…

3 kênh thương mại điện tử mà nhà bán hàng có thể triển khai trong năm mới

3 kênh thương mại điện tử mà nhà bán hàng có thể triển khai trong năm mới

Nếu các bạn đang kinh doanh online trên 3 kênh thương mại điện tử trên mà gặp phải khó khăn về quản lý sản phẩm, quản lý tồn kho và vận chuyển. Hãy dùng thử miễn phí 7 ngày hệ thống WMS quản lý kho của N&H Logistics ngay hôm nay! 

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*