Sự cần thiết của fulfillment trong bán hàng đa kênh

Bán hàng đa kênh đang trở thành một xu hướng quan trọng trong thương mại điện tử hiện nay. Bằng cách kết hợp nhiều kênh bán hàng, các doanh nghiệp có thể tăng cường hiệu quả tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa doanh thu.

Bán hàng đa kênh là gì?

Bán hàng đa kênh là hình thức bán hàng thông qua Website và Mạng xã hội như Fanpage, Zalo OA,….. Với mô hình này, các dữ liệu của khách hàng sẽ được quản lý tập trung để xây dựng trải nghiệm nhất quán, tạo thành một hành trình mua hàng xuyên suốt, không bị gián đoạn cho khách hàng.

Mô hình bán hàng đa kênh được biết đến với 2 dạng: Multi-channel và Omni-channel. 

Multichannel 

Là mô hình bán hàng thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm cả Online và Offline. Đặc điểm của Multi-channel là mỗi kênh bán hàng sẽ có quản lý tách biệt khiến mô hình không có sự liên kết với nhau. Trong đó, 5 kênh bán hàng phổ biến nhất là: 

– POS: Các cửa hàng bán lẻ.

– Mạng xã hội: Facebook, Twitter, Zalo,…

– Website: Xây dựng trang Website doanh nghiệp trên Google.

– Ứng dụng di động: Bán hàng trực tuyến trên ứng dụng.

– Affiliate: Bán hàng qua đội ngũ cộng tác viên.

Bán hàng đa kênh là một trong những cách tăng doanh thu cho nhà bán hàng hiện nay

Bán hàng đa kênh là một trong những cách tăng doanh thu cho nhà bán hàng hiện nay

Omni-channel

Omnichannel tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm nhất quán, được cá nhân hóa cho khách hàng trên tất cả các thiết bị. Mục tiêu chính là làm trải nghiệm cho khách hàng dễ dàng nhất có thể và có sự nhất quán trong việc tương tác cho dù khách hàng có đến từ kênh nào. 

Đọc thêm: Mô hình hoàn tất đơn hàng tại các sàn thương mại điện tử hiện nay

Ví dụ: Khi bạn đang tìm kiếm một sản phẩm kem dưỡng da ở kênh Shopee. Sau đó, bạn không lựa chọn mua hàng mà chỉ đóng cửa sổ và chuyển sang nền tảng khác như Facebook, Tiktok… để hoạt động, bạn vẫn thấy vẫn sản phẩm kem dưỡng da ấy được xuất hiện trên bảng tin. Đây chính là cách thức hoạt động của Omni-channel, sự nhắc nhở này giúp gia tăng quyết định mua sản phẩm của khách hàng. 

Vận hành bán hàng đa kênh khá là phức tạp với những nhà bán hàng mới

Vận hành bán hàng đa kênh khá là phức tạp với những nhà bán hàng mới

Các vấn đề khó khăn khi bán hàng online đa kênh

Không đồng bộ được hàng tồn kho

Việc không quản lý được số lượng hàng tồn kho gây ảnh hưởng khá lớn đối với quy trình bán hàng đa kênh của doanh nghiệp như: 

– Thất thoát, tiêu tốn hàng hóa. 

– Tình trạng khách hàng mua phải những hàng hóa đã hết hàng gia tăng.

– Phản hồi khách hàng chậm vì cần check số lượng hàng trong kho.

Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có kế hoạch quản lý hàng tồn kho cho các kênh khi hoạt động bán hàng đa kênh, giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát toàn bộ lượng hàng và đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn.

Lượng hàng hoá xuất nhập sẽ có sự thay đổi liên tục

Lượng hàng hoá xuất nhập sẽ có sự thay đổi liên tục

Nếu bạn không thể quản lý hàng tồn kho một cách sát sao sẽ dễ dẫn đến những rủi ro như: thiếu hụt sản phẩm, sai sót trong quy trình kiểm kê hàng hóa, tiêu tốn nhân lực trong việc quản lý tồn kho cho từng nền tảng… 

Không đóng gói kịp thời khi đơn hàng tăng cao

Đặc biệt, khi bán hàng đa kênh, doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa khi nhận đơn từ quá nhiều nền tảng. 

Nếu thực hiện thủ công các công việc quản lý từ: Chờ xác nhận -> Đóng gói sản phẩm -> Gửi hàng -> Giao hàng -> Đánh giá của khách hàng, chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị loạn và thường xuyên phát sinh trường hợp quá tải đơn hoặc không thể đóng gói kịp thời theo chỉ tiêu yêu cầu của sàn.

Không thể quản lý được khách hàng đa kênh

Doanh nghiệp khi xây dựng thành công các cửa hàng online trên đa nền tảng sẽ nhận được đông đảo sự quan tâm từ người mua hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải xử lý khối lượng lớn đơn hàng và thông tin của khách.

Khách hàng đến từ khắp nơi đều có thể mua hàng của bạn

Khách hàng đến từ khắp nơi đều có thể mua hàng của bạn

Và đương nhiên, lúc này sẽ thường xuyên xảy ra các sai sót, nhầm lẫn như: Sai thông tin địa chỉ nhận hàng, giao nhầm sản phẩm cho khách, thời gian giao hàng chậm,… Chính những vấn đề này sẽ khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng và tỷ lệ quay lại mua hàng gần như bằng 0. Doanh nghiệp sẽ phải đối diện với tình trạng doanh thu sụt giảm và khả năng thua lỗ nặng nề khi bán hàng đa kênh.

Sự cần thiết của fulfillment trong bán hàng đa kênh

Quản lý hàng tồn kho đồng bộ các nền tảng

Fulfillment giúp đồng bộ hóa quản lý hàng tồn kho trên nhiều nền tảng bán hàng khác nhau. Điều này đảm bảo rằng số lượng hàng tồn kho được cập nhật chính xác trên mọi nền tảng, từ cửa hàng trực tuyến đến cửa hàng truyền thống. Nhà bán hàng có thể tự tin bán hàng đa kênh với dịch vụ fulfillment chuyên nghiệp

Sự cần thiết của fulfillment trong bán hàng đa kênh

Xử lý đơn hàng nhanh chóng, tốc độ

Fulfillment cung cấp quy trình xử lý đơn hàng tự động và hiệu quả, giúp đáp ứng nhu cầu đặt hàng của khách hàng một cách nhanh chóng. Tốc độ xử lý đơn hàng nhanh giúp tăng cường trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tạo ra lòng tin trong việc mua hàng trực tuyến.

Tăng cường trải nghiệm khách hàng

Fulfillment không chỉ đảm bảo việc đáp ứng nhanh chóng và chính xác các đơn hàng mà còn tạo ra trải nghiệm mua sắm thoải mái và tiện lợi cho khách hàng. Sự tin cậy và hiệu quả trong quá trình giao hàng cũng giúp tăng cường lòng trung thành và tăng doanh số bán hàng đa kênh.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*