Bán hàng qua Shopee là một trong những cơ hội vàng để nhà bán hàng có thể mở rộng thị trường, mở rộng tệp khách hàng, mở rộng doanh thu. Vậy lĩnh vực nào mà bạn có thể tìm hiểu kinh doanh trên Shopee phù hợp nhất? Đọc ngay
Bán hàng qua Shopee – Cơ hội và thách thức
Cơ hội bán hàng qua Shopee
Shopee hiện là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 60% thị phần. Điều này giúp Shopee có lợi thế về quy mô, thương hiệu và độ nhận diện. Nhà bán hàng trên thị trường này có khả năng sinh lời cao.
Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, với tỷ lệ người dùng mua sắm trực tuyến tăng lên rõ rệt. Với sự hiện diện mạnh mẽ của Shopee và các chiến lược marketing thông minh, nền tảng này có thể tiếp cận được đến nhiều người dùng và tạo nên cơ hội phát triển lớn.
Thách thức khi kinh doanh Shopee
Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam đang ngày càng phát triển với sự hiện diện của nhiều nền tảng cạnh tranh như Lazada, Tiki, Sendo… Sự cạnh tranh cao này có thể khiến cho Shopee phải đối mặt với những áp lực lớn trong việc giữ chân khách hàng và tăng cường chiến lược marketing.
Mặt khác, vì sự tiện ích và dễ dàng khi mở một cửa hàng kinh doanh trên Shopee, chúng ta sẽ gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt trong cùng ngành hàng.
Bán hàng qua Shopee mang đến nhiều thách thức cho người bán
Các lĩnh vực hiện nay đang được ưa chuộng trên sàn Shopee là gì?
Mỹ phẩm
Không thể không đặt lĩnh vực “Mỹ phẩm – Làm đẹp” lên đầu tiên vì đây chính là lĩnh vực phát triển nhất tại Shopee hiện tại. Tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm làm đẹp của Việt Nam đã lên tới con số 950 triệu USD.
Các thương hiệu nội địa cạnh tranh miếng bánh còn lại, đa số ở phân khúc bình dân và giá rẻ. Ngoài ra, vẫn trong báo cáo của Statista, trung bình 1 phụ nữ trung lưu tại Việt Nam trong năm 2022 sẽ chi khoảng từ 450 nghìn – 500 nghìn hàng tháng cho việc chăm sóc da và trang điểm.
Đọc thêm: Sản phẩm son môi hot bậc nhất sàn Shopee
Nếu bạn đang muốn bán hàng qua Shopee với lĩnh vực Mỹ phẩm, hãy chắc rằng việc nghiên cứu thị trường, phân khúc và am hiểu sở thích đa giới được phân định rõ ràng.
Ngành hàng thời trang nữ
Đứng ở vị trí thứ 2 chính là ngành hàng thời trang nữ với doanh số hơn 5 tỉ đồng và lượt bán ra là 58.000 sản phẩm. Từ trước tới nay có 3 hạng mục là ăn uống, ngủ nghỉ và may mặc là những ngành hàng luôn luôn có nhu cầu rất lớn và không hề có dấu hiệu suy giảm.
Đọc thêm: Fulfillment ngành thời trang mang đến lợi ích gì?
Thời trang có luôn luôn thay đổi, kéo theo đó con người phải luôn cập nhật xu hướng và làm mới tủ đồ của mình để bắt kịp “trend”. Hơn thế ngành hàng này còn có tính mùa vụ rõ rệt. Không ai mặc một chiếc áo mùa đông để đi làm dưới thời tiết nóng bực của mùa hè, cũng ít bạn trẻ nào mặc những chiếc áo bị cho là lỗi mode cả. Bởi vậy chắc chắn đây là ngành hàng có nhu cầu tiêu thụ rất cao.
Ngành hàng nhà cửa và đời sống
Trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành hàng Nhà cửa – Đời sống đứng đầu về số lượng sản phẩm bán ra (149 triệu) đồng thời cũng nằm trong những ngành hàng đem lại doanh thu cao nhất trên 5 sàn TMĐT (10.800 tỷ đồng). So với cùng kỳ 2022, doanh thu đã tăng đến 49% – con số ấn tượng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng này trên các nền tảng E-Commerce. (nguồn: Metric)
Vì đây là ngành hàng có tuổi đời dài, nhà bán hàng có thể tự tin phát triển sản phẩm trong nhiều giai đoạn của năm. Ví dụ như: mùa xuân ngành hàng này phát triển mạnh các sản phẩm như: chén đũa, ấm trà, bộ dĩa trưng bánh mứt đón xuân… mùa hạ sẽ phát triển mạnh các loại như chiếu võng, quạt… Các vật dụng được bán quanh năm như bàn ghế, tủ, kệ đều được quan tâm và có lượng doanh thu hấp dẫn.
Ngành hàng mẹ và bé
Ngành hàng mẹ và bé là một phân khúc trong lĩnh vực thương mại điện tử tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ dành cho phụ nữ mang thai, mẹ sau khi sinh và trẻ em. Các sản phẩm trong ngành này bao gồm đồ dùng cho thai phụ, đồ chơi, quần áo, thực phẩm dinh dưỡng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân cho mẹ và bé.
Đây là một thị trường đa dạng và tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp bán hàng qua Shopee và người tiêu dùng do nhu cầu chăm sóc sức khỏe và phát triển của mẹ và bé ngày càng được chú trọng.
Điện thoại và phụ kiện
Ngành điện tử và phụ kiện là một lĩnh vực kinh doanh chủ yếu tập trung vào sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm điện tử và các phụ kiện đi kèm. Các sản phẩm trong ngành này bao gồm điện thoại di động, máy tính, máy ảnh, tai nghe, cáp sạc, ốp lưng, bao da, pin dự phòng và nhiều loại thiết bị điện tử khác.
Ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng, thường xuyên chứng kiến sự cạnh tranh cao độ và các tiến bộ công nghệ mới, do đó, cần có các giải pháp logistics linh hoạt và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tìm hiểu về dịch vụ hoàn tất đơn hàng để bán hàng qua Shopee được tối ưu hơn và tiết kiệm chi phí hơn, nhận tư vấn ngay hôm nay cùng N&H Logistics!