Chi phí lưu kho là gì

Chi phí lưu kho là bài toán mà mọi nhà bán hàng luôn trăn trở khi mở rộng kinh doanh. Nên tự vận hành hay đầu tư cho dịch vụ lưu kho ngoài? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây

Lưu kho là gì?

Lưu kho là quá trình giữ và bảo quản hàng hoá trong một không gian đặc biệt được thiết kế để đảm bảo an toàn và tiện lợi. Quá trình này bao gồm việc nhận, sắp xếp, lưu trữ và theo dõi hàng hoá cho đến khi chúng được sử dụng hoặc vận chuyển đi. 

Trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng, lưu kho đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì dòng chảy của hàng hoá từ nguồn cung đến điểm tiêu thụ. Các hoạt động lưu kho cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả để đảm bảo rằng hàng hoá được quản lý và vận hành một cách hiệu quả nhất.

Lưu kho là một trong mắc xích quan trọng của quy trình hoàn tất đơn hàng 

Lưu kho là một trong mắc xích quan trọng của quy trình hoàn tất đơn hàng 

Chi phí lưu kho là gì?

Chi phí lưu kho được đề cập đến như là chi phí vốn trong lưu kho, chi phí lưu trữ hàng hoá, chi phí quản lý tồn kho, chi phí không gian kho lưu trữ, chi phí rủi ro hàng dự trữ

Chi phí lưu giữ hàng hóa trong các kho

Nó sẽ bao gồm tất cả các chi phí dùng để đầu tư, thuê và sử dụng kho định kỳ. Một số chi phí phổ biến bao gồm:

– Chi phí đầu tư nhà xưởng, kho bãi

– Chi phí khấu hao, chi phí thuê kho

– Chi phí thuê đất

– Chi phí bảo hiểm vật chất

Chi phí nhân sự quản lý kho

Máy móc không thể vận hành một cách hiệu quả nếu thiếu nhân sự. Chúng ta sẽ cần tính cả chi phí chi trả lương cho nhân sự kho vận định kỳ gồm:

– Bộ phận quản lý

– Bộ phận hành chính – văn phòng

– Bộ phận khai thác

– Đội ngũ thuê ngoài: bốc xếp, khai thác hàng hóa

Chi phí quản lý nằm trong chi phí lưu kho cũng vô cùng lớn

Chi phí quản lý nằm trong chi phí lưu kho cũng vô cùng lớn

Chi phí lưu kho dành cho hàng tồn kho bắt buộc

Trong kho, chúng ta đều cần duy trì một lượng hàng tồn kho tối thiểu để đáp ứng được các nhu cầu sản xuất – kinh doanh bất chấp các điều kiện tác động của thị trường. Chi phí lưu kho này có thể là:

– Lãi vay ngân hàng nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân hàng

– Chi phí cơ hội bỏ ra đề đầu tư

– Chi phí hàng hóa tồn kho

– Thuế, và các chi phí lưu kho có liên quan khác

Chi phí bảo hiểm, rủi ro hàng hóa

Trong quá trình lưu trữ, đặc biệt trong thời gian dài, chắc chắn, chúng ta sẽ phải đối mắt những rủi ro tiềm tàng như: hàng hóa bị hư hỏng, mât mát, … các chi phí bảo hiểm, dự phòng sẽ làm giảm thiểu các rủi ro đó.

– Chi phí trích lập dự phòng

– Chi phí bảo hiểm hàng hóa

– Chi phí hư hỏng, lỗi thời của hàng hóa

Lợi ích từ việc lưu kho fulfillment

Giảm bớt chi phí đầu tư kho bãi

Chi phí khởi đầu cho việc mua sắm kho mới cùng các thiết bị vô cùng tốn kém đối với các nhà bán hàng mới. Việc tìm kiếm khu vực lưu kho, máy móc nâng đỡ, thiết bị làm việc cho nhân công cũng tốn nhiều thời gian trong việc so sánh các nhà cung cấp và giá cả. 

Chính vì thế, việc thuê kho fulfillment sẽ tối ưu hoá thời gian cho nhà bán hàng hơn. Dịch vụ fulfillment thường đã có sẵn hạ tầng phù hợp đảm bảo chất lượng lưu kho – xử lý đơn hàng dễ dàng. Nhà bán hàng chỉ cần chi trả chi phí từ vài ngàn để có thể vận hành cửa hàng trực tuyến của mình. 

Chi phí lưu kho sẽ không còn là gánh nặng khi sử dụng dịch vụ Fulfillment

Chi phí lưu kho sẽ không còn là gánh nặng khi sử dụng dịch vụ Fulfillment

Xử lý hàng hoá, quản lý hàng tồn kho tốt hơn

Chi phí lưu kho fulfillment outsource là điều kiện để doanh nghiệp xử lý hàng hoá và quản lý hàng tồn kho một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Thông qua các quy trình được tối ưu hóa, fulfillment giúp đơn giản hóa việc nhận, kiểm tra, lưu trữ và sắp xếp hàng hoá trong kho.

Hệ thống quản lý kho tự động (WMS) cung cấp thông tin chính xác về lượng tồn kho và vị trí của hàng hoá, giúp tăng cường khả năng theo dõi và kiểm soát. 

Điều này giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và chính xác hơn cho khách hàng, đồng thời giảm thiểu rủi ro mất mát hàng hoá và tránh tình trạng hết hàng.

Đọc thêm: Tìm hiểu về giá dịch vụ lưu kho năm 2024

Chất lượng vận hành được cải thiện

Sử dụng dịch vụ fulfillment giúp cải thiện chất lượng vận hành bằng cách tối ưu hóa các quy trình xử lý hàng hoá. Đây chính là đáp án cho việc nên đầu tư vào chi phí lưu kho. Nhờ vào hệ thống quản lý kho tự động và các quy trình được tổ chức một cách logic, việc nhận, kiểm tra, lưu trữ và xử lý đơn hàng trở nên hiệu quả hơn. 

Điều này giúp giảm thiểu thời gian xử lý đơn hàng và tăng cường độ chính xác trong các hoạt động kho hàng. Kết quả là, doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy hơn cho khách hàng, từ đó tăng sự hài lòng và niềm tin từ phía khách hàng.