Dịch vụ Ecommerce và những điều cần biết cho nhà bán hàng mới

E-Commerce là gì mà được đánh giá là xu hướng phát triển kinh doanh hiện đại? Thực tế, dịch vụ Ecommerce không chỉ là xu hướng mà còn là một phần quan trọng của nền kinh tế số, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thời đại công nghệ số hiện nay.

Dịch vụ Ecommerce là gì?

Dịch vụ E-commerce còn được gọi là thương mại điện tử, là hình thức giao dịch, mua bán thương mại thông qua môi trường trực tuyến (Internet). 

E-commerce có nhiều mô hình đa dạng, bao gồm: B2B (Business To Business), 2C2 (Consumer To Consumer), C2B (Consumer To Business), C2E (Business To Employe), B2E (Business To Employe), G2G (Government To Government), G2B (Government To Business), G2C (Government To Citizen).

Dịch vụ Ecommerce là cơ hội cho nhiều nhà bán hàng mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, tăng nhận diện thương hiệu tối đa. 

Ứng với mỗi hình thức hoạt động của thương mại điện tử sẽ là một loại hình dịch vụ Ecommerce. Như vậy, tối thiểu sẽ có các loại hình dịch vụ thương mại điện tử sau:

– Dịch vụ thư điện tử

– Dịch vụ thanh toán điện tử (thường gắn với ngân hàng, ví điện tử,…)

– Dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử 

– Dịch vụ truyền dung liệu điện tử (gắn với các khóa học online, các tài liệu dạng trực tuyến, file mềm,…)

– Dịch vụ mua bán hàng hóa hữu hình qua phương tiện điện tử (website, fanpage, sản thương mại điện tử,…)

Dịch vụ Ecommerce là gì?

Dịch vụ Ecommerce là gì?

Những thách thức của thương mại điện tử 

Bảo mật, an toàn thông tin

Thách thức lớn nhất dịch vụ Ecommerce là vấn đề bảo mật, an toàn thông tin. Khi giao dịch trực tuyến, thông tin người dùng có thể bị đánh cắp. Điều này khiến khách hàng lo ngại, ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Rủi ro lộ lọt thông tin cá nhân, thẻ tín dụng của khách hàng khi thanh toán trực tuyến, do hệ thống bảo mật của website yếu hoặc bị hacker tấn công.
  • Nguy cơ mã độc, virus làm gián đoạn hoạt động của website thương mại điện tử, ảnh hưởng trải nghiệm người dùng.
  • Thông tin giao dịch trực tuyến có thể bị đánh cắp để sử dụng vào mục đích xấu như mua bán trái phép.

Bảo mật là chìa khoá bảo vệ thành công sự uy tín của nhà bán hàng

Bảo mật là chìa khoá bảo vệ thành công sự uy tín của nhà bán hàng

Về thanh toán trực tuyến

Mặc dù dịch vụ Ecommerce đã trở nên phổ biến nhưng người dùng còn thiếu tin tưởng vào các phương thức thanh toán mới nổi như ví điện tử, thanh toán di động. Quy trình thanh toán online phức tạp, nhiều bước xác thực khiến người dùng dễ mắc lỗi, bỏ giao dịch.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp thường phải đối mặt với chi phí giao dịch của các cổng thanh toán và các khoản phí khác, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hạ tầng thanh toán chưa đồng bộ, thiếu kết nối giữa các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán cũng gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Thanh toán trực tuyến nhanh chóng chính là lợi ích của dịch vụ ecommerce

Thanh toán trực tuyến nhanh chóng chính là lợi ích của dịch vụ ecommerce

Vận đơn và chăm sóc khách hàng

Vấn đề vận chuyển và giao hàng có thể tạo khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Giao hàng chậm hoặc gặp vấn đề có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Khách hàng muốn có trải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận tiện và nhanh chóng. Vì vậy các vấn đề phát sinh cần được giải quyết ngay lập tức, lúc này việc chăm sóc khách hàng trực tuyến đôi khi có thể là một thách thức.

Gắn kết nhà bán và người mua dễ dàng thông qua dịch vụ ecommerce

Gắn kết nhà bán và người mua dễ dàng thông qua dịch vụ ecommerce

Thị trường thương mại điện tử thường rất cạnh tranh, nhất là với sự xuất hiện của các kênh thương mại điện tử quốc tế. Đặc biệt, với dịch vụ Ecommerce, các doanh nghiệp không thể tránh khỏi việc nhận phản hồi tiêu cực từ khách hàng. Quản lý và giải quyết các vấn đề này có thể đòi hỏi một chiến lược chăm sóc khách hàng linh hoạt và nhanh nhạy.

Đọc thêm: Mô hình ecommerce trong thời đại 4.0

Những điều cần biết cho nhà bán hàng mới về dịch vụ Ecommerce

Đối với nhà bán hàng mới tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce), dưới đây là những điều cần biết:

  • Nền tảng E-commerce: Tìm hiểu về các nền tảng e-commerce phổ biến như Shopify, WooCommerce, Magento để chọn lựa phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn.
  • Xây dựng website: Tạo và tối ưu website bán hàng của bạn, bao gồm cả trải nghiệm người dùng và giao diện dễ sử dụng.
  • Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo sản phẩm của bạn chất lượng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Quảng cáo và tiếp thị: Xây dựng chiến lược quảng cáo và tiếp thị để thu hút và giữ chân khách hàng mới.
  • Dịch vụ vận chuyển và giao nhận: Lựa chọn đối tác vận chuyển và fulfillment đáng tin cậy để đảm bảo hàng hóa được giao đúng hẹn và an toàn.
  • Quản lý đơn hàng: Sử dụng hệ thống quản lý đơn hàng (OMS) để theo dõi và xử lý đơn hàng một cách hiệu quả.
  • Chăm sóc khách hàng: Tạo và duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng.
  • Phản hồi và cải tiến: Luôn lắng nghe phản hồi từ khách hàng và cải thiện sản phẩm và dịch vụ Ecommerce của bạn dựa trên thông tin đó.
  • Pháp lý và bảo mật: Tuân thủ các quy định pháp lý và bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng theo các quy định của pháp luật.
  • Học hỏi và phát triển: Liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức về lĩnh vực e-commerce để phát triển kinh doanh của bạn một cách bền vững.

Để nhà bán hàng có thêm tự tin để phát triển thương hiệu trên nền tảng ecommerce, N&H Logistics mang đến một quy trình vận hành fulfillment tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro. Đăng ký ngay hôm nay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!